Các loại kiểm thử (Test Types)

1  Kiểm thử chức năng

  • Kiểm thử chức năng là kiểm thử những “cái gì” mà hệ thống thực hiện.
    • Kiểm thử chức năng là kiểm thử dựa trên các chức năng được mô tả trong tài liệu SRS theo yêu cầu của khách hàng hoặc được hiểu bởi những người kiểm thử (tester).
    • Được thực hiện ở tất cả các mức độ kiểm thử (Test Levels).
    • Kiểm thử chức năng xem xét các hành vi bên ngoài của phần mềm. Kỹ thuật phổ biến sử dụng trong kiểm thử chức năng là kiểm thử hộp đen (Black-Box testing).
    • Một loại của kiểm thử chức năng là kiểm thử bảo mật, điều tra các chức năng liên quan đến việc phát hiện các mối đe dọa như virus… Một loại khác của kiểm thử chức năng là kiểm thử tương tác để đánh giá khả năng tương tác của sản phẩm phần mềm với một hoặc nhiều thành phần cụ thể hoặc hệ thống.

2  Kiểm thử phi chức năng

  • Kiểm thử phi chức năng là kiểm thử xem phần mềm hoạt động tốt như thế nào và nhanh như thế nào, ví dụ: kiểm thử tốc độ tải của trang web, kiểm thử khi trang web có 2000 người truy cập đồng thời, kiểm thử mức độ sử dụng CPU, Ram, Pin,… của phần mềm,….
  • Kiểm thử phi chức năng bao gồm
    • Kiểm thử hiệu năng (performance testing)
    • Kiểm thử độ tải (load testing)
    • Kiểm thử vượt tải (stress testing)
    • Kiểm thử tính khả dụng (usability testing)
    • Kiểm thử bảo trì (maintainability testing)
    • Kiểm thử độ tin cậy (reliability testing)
    • Kiểm thử tính di động (portability testing)
  • Kiểm thử phi chức năng có thể thực hiện ở tất cả các mức độ kiểm thử.
  • Kiểm thử phi chức năng xem xét các hành vi bên ngoài của phần mềm .

3  Kiểm thử cấu trúc

  • Kiểm thử cấu trúc (structural testing) còn được gọi là kiểm thử hộp trắng (white-box) hoặc hộp thủy tinh (glass-box).
  • Kiểm thử cấu trúc là kiểm thử dựa trên phân tích cấu trúc bên trong của thành phần hoặc hệ thống.
  • Kiểm thử hộp trắng chủ yếu được áp dụng tại kiểm thử đơn vị và kiểm thử tích hợp.
  • Các kỹ thuật dựa trên cấu trúc (các kỹ thuật hộp trắng) được sử dụng cho kiểm thử cấu trúc.

4  Kiểm thử liên quan đến thay đổi: Kiểm thử xác nhận và kiểm thử
hồi quy.

Kiểm thử xác nhận (Confirmation testing): Sau khi Tester phát hiện lỗi và báo cho Developer để sửa chữa các lỗi đó, Tester sẽ kiểm tra lại lần nữa xem liệu những lỗi đã được sửa đó có đúng như mong đợi hay chưa, đây chính là kiểm thử xác nhận.

Kiểm thử hồi quy (Regression Testing): Ngoài việc kiểm thử xác nhận xem những lỗi đã được Developer sửa có hoạt động đúng như mong đợi hay chưa thì Tester cũng cần kiểm tra xem việc sửa chữa những lỗi đó có ảnh hưởng hoặc làm hư các chức năng liên quan không (theo dạng sửa cái này hư cái kia), đây chính là kiểm thử hồi quy.


Biên soạn: Phan Gia Phước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *